Bạn biết gì về hiện tượng tăng huyết áp vào sáng sớm?

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Bạn biết gì về hiện tượng tăng huyết áp vào sáng sớm?

tang huyet ap vao sang som
Huyết áp tăng nhanh sau khi thức dậy kèm theo nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng là hiện tượng đã được giới chuyên gia ghi nhận từ rất lâu. Tuy nhiên, xác định rõ đâu là sự biến đổi huyết áp thông thường, đâu là biến chứng tăng huyết áp để kịp thời đề phòng là điều không hề dễ dàng. Mời bạn đến với phần hỏi đáp nhanh sau đây nhằm cập nhật thêm thông tin về hiện tượng tăng huyết áp vào sáng sớm.
Có phải huyết áp tăng cao vào buổi sáng đồng nghĩa với bệnh tăng huyết áp?
Sai. Huyết áp luôn biến đổi theo các mốc thời gian trong ngày, hoạt động của mỗi người và thường tuân theo quy luật: thấp vào ban đêm, trong lúc ngủ – bắt đầu tăng vài tiếng trước khi thức dậy – tiếp tục tăng đến đầu buổi chiều – giảm dần vào chiều tối và đêm khuya. Chính vì vậy, tăng huyết áp vào sáng sớm là hiện tượng hết sức bình thường.
Chu trình này chỉ biến đổi bất thường, báo hiệu tác động của bệnh tăng huyết áp khi huyết áp của bạn vẫn duy trì ở mức cao vào buổi tối, hoặc đột ngột tăng mạnh vào sáng sớm. Nếu cảm thấy bất an về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và (trong nhiều trường hợp) đo huyết áp lưu động 24 giờ để sớm phát hiện nguy cơ tim mạch.
Đâu là nguyên nhân tự nhiên khiến huyết áp biến động vào buổi sáng?
Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng serum cortisol (hormone giúp kích thích hệ thần kinh tự chủ), adrenaline và noradrenaline (hormone kích thích năng lượng cho cơ thể) đều tăng vào sáng sớm để giúp bạn khởi động ngày mới. Những loại hormone này đều ít nhiều tác động đến huyết áp. Đây là lý do huyết áp của mọi người tăng nhẹ vào buổi sáng. Nếu vì những nguyên nhân tự nhiên như trên thì huyết áp chỉ tăng từ 6 giờ sáng đến tầm giữa trưa.
Vậy những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp vào sáng sớm là gì?
Trái ngược với sự biến đổi tự nhiên, tăng huyết áp vào sáng sớm kèm nguy cơ tim mạch xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như:
- Đã bị tăng huyết áp nhưng không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời
- Tiền sử bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh tuyến giáp, chứng ngưng thở trong lúc ngủ
- Thừa cân, béo phì
- Người già từ 65 tuổi trở lên
- Cao cholesterol
- Hút thuốc và uống nhiều rượu bia
- Thường xuyên làm ca đêm, xáo trộn chu trình tự nhiên của cơ thể
- Căng thẳng tinh thần kéo dài mà không có biện pháp giải quyết
Tăng huyết áp vào sáng sớm dẫn đến những biến chứng nào?
Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, người bệnh tăng huyết áp, nhất là tăng huyết áp vào sáng sớm, rất dễ rơi vào trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) – vốn chiếm 85% số trường hợp đột quỵ trên toàn thế giới. Ngoài ra, huyết áp bất thường vào buổi sáng còn liên quan đến sự biến đổi nhịp tim và kích thước tim, về lâu về dài sẽ gây đau tim hoặc nhồi máu cơ tim. Theo khuyến cáo, bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu thường xuyên cảm thấy đau đầu dữ dội, tức ngực, mất cảm giác ở tứ chi vào sáng sớm.
Làm sao để xác định bệnh tăng huyết áp vào sáng sớm?
Có 2 cách để xác định bệnh tăng huyết áp vào sáng sớm:
- Tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà theo gợi ý của bác sĩ. Bạn có thể tìm mua các loại máy đo huyết áp thông thường hoặc đo điện tử để ghi nhận sự biến đổi huyết áp trong ngày.
   – Thường xuyên đến bác sĩ, hoặc cơ sở y tế, để kiểm tra mức huyết áp. Bạn nên chủ động thảo luận với bác sĩ nếu cảm thấy các triệu chứng bất thường. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành đo huyết áp lưu động 24 giờ kết hợp chẩn đoán lâm sàng hoặc xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng bệnh tăng huyết áp vào sáng sớm.
Nên mua máy đo huyết áp loại nào?
Hiện nay có rất nhiều loại máy đo huyết áp trên thị trường, tuy nhiên Máy đo huyết áp bắp tay điện tử iMediCare iBPM-6S đến từ Singapore rất được tin dùng vì độ chính xác rất cao, dễ dàng sử dụng và có nhiều ưu điểm nổi trội.
Bạn biết gì về hiện tượng tăng huyết áp vào sáng sớm?

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. Máy đo huyết áp.
Design by Duccx. Published by Máy đo huyết áp iMediCare. Powered by Blogger.
Creative Commons License