Sai lầm những người bị huyết áp cao thường mắc phải

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Sai lầm những người bị huyết áp cao thường mắc phải

sai lầm mắc cao huyết áp
1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới là do các bệnh về tim mạch. Nguy cơ phát triển bệnh tim mạch phụ thuộc trực tiếp vào mức độ huyết áp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu được vai trò của kiểm tra huyết áp, và dưới đây là một số sai lầm họ thường mắc phải:

Sai lầm 1: Chưa bị “cao huyết áp” thì không cần thiết kiểm tra huyết áp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Càng phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa bệnh càng nhanh và hiệu quả.
Ví dụ, khi thấy huyết áp có dấu hiệu tăng cao, có thể kịp thời áp dụng những biện pháp nhằm ổn định huyết áp: bỏ thuốc và rượu, vận động nhiều hơn, bỏ ăn mặn, thực phẩm hun khói, mỡ và bắt đầu ăn dầu ô liu, cá, rau củ và hoa quả.
Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng. Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp.

Sai lầm 2: Huyết áp không tăng khi cảm thấy khỏe mạnh

Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng – nhức đầu, xuất hiện màng mờ trước mắt, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu – đó chính là một kẻ giết người thầm lặng.
Vì vậy, đo huyết áp thường xuyên (tốt nhất là hàng ngày) nên được thực hiện như việc đánh răng của bạn vậy. Ngay có khi cảm thấy khỏe mạnh, bạn cũng vẫn nên đo huyết áp.

Sai lầm 3: Chỉ khi huyết áp tăng quá cao mới nguy hiểm.

Còn khi huyết áp liên tục tăng, nhưng không quá cao thì không nguy hiểm. Đó đơn giản là áp lực công việc.
Huyết áp lý tưởng là 120/80 mm Hg, bình thường – không thấp hơn 140/90 (theo khuyến cáo của WHO, những còn số này là cơ sở để chẩn đoán “tăng huyết áp”). Các chỉ số cao hơn cho biết mức độ bệnh vừa phải hoặc cao, mức độ thứ ba của bệnh là (180/110).
Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động. Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phí cũng có thể tăng nguy cơ này. Do vậy, huyết áp vượt quá 140/90, đơn giản không phải là do công việc.
Cần biết rằng với sự gia tăng huyết áp tâm thu trên 20 mm Hg. st, và tâm trương – 10 đơn vị, nguy cơ tử vong sớm tăng gấp 2 lần. Và nếu huyết áp gia tăng không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thì nguy cơ kết quả chết người gấp 4 lần!

Sai lầm 4: Máy đo huyết áp điện tử thường không chuẩn xác, vì thế tốt hơn là sử dụng thiết bị cơ.

Ở bất kỳ thiết bị nào nếu chúng được sử dụng không đúng cũng đều cho kết quả không chuẩn xác. Những quy tắc này rất đơn giản, nhưng là bắt buộc khi sử dụng.
Đo huyết áp khi ngồi hoặc nằm sau ít nhất là 5 phút nghỉ ngơi. Không hoạt động mạnh, hút thuốc, uống cà phê. Cần giữ cánh tay cong ở khuỷu. Lý tưởng nhất là huyết áp được đo 2 lần trong khoảng thời gian là vài phút. Nếu kết quả khác nhau trên 5mmHg, thì sau 2 phút đo lại lần thứ 3 và tính giá trị trung bình của ba lần đo đó.

Lưu ý khi đo huyết áp để có kết quả chính xác

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Đo huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp điện tử tại nhà
– Thư giãn khoảng 10 phút trước khi đo.
– Các lần đo liên tiếp phải cách nhau ít nhất 2 phút.
– Tránh ăn no, hút thuốc, và uống rượu bia trước khi đo
– Luôn tiến hành đo với cùng một cánh tay, thường hay đo ở cánh tay bên trái.
– Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng so với tim.
– Không mặc áo bó chặt bắp tay.
– Không nói chuyện, di chuyển, và bắt chéo chân, hay co bóp cơ tay trong quá trình đo.
– Khi đo thấy chỉ số cao quá thì nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp theo trong cùng điều kiện. Nếu thấy không mấy thay đổi nên tìm đến sự tham vấn bác sĩ.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. Máy đo huyết áp.
Design by Duccx. Published by Máy đo huyết áp iMediCare. Powered by Blogger.
Creative Commons License